Mình luôn nghe nhạc, nhà lúc nào cũng có nhạc, ngoại trừ những lúc cần đặc biệt tĩnh lặng để học bài hoặc làm việc. Còn lại nhà luôn có "nhạc nền". Mê tới độ chồng mua tặng 1 cái speaker bluetooth nghe trực tiếp từ điện thoại (vì mình dùng youtube). trước khi nghe chủ yếu nhạc mình thích, nhạc pop này nọ, có lời. nhưng từ năm nay thì đổi vị, thích nghe nhạc kiểu như vầy, hoặc các thể loại jazz (nhạc classical thì lại ko thích, vì có nhiều đoạn cao trào cứ như đấm vào tai, hoặc làm người ta giật bắn cả người! hhahahha!).
------------------
Gần chục năm trước, khi còn ở VN, trong 1 lần đi biz trip với 1 đồng nghiệp người Bỉ, mình nói nó "nhưng mày tha hồ tìm dc bạn ở đây mà" - "người ta muốn làm bạn với tao vì tao, hay là vì tao là người nước ngoài?" chột dạ nhận ra ừ thì cũng đúng. không biết bây giờ như thế nào, nhưng trước kia, người nước ngoài (nhất là Tây da trắng) chả cần biết ở nước sở tại họ làm gì, nhưng ở Sài gòn họ rất "có giá", nhiều người vây quanh, nhiều từ ngữ người Vietnam ko dc nhận thì họ dc nhận, nhiều từ ngữ người VN phải nhận thì họ không bao giờ nhận. :)
Tại Ý, người nào nói tiếng anh là dc "sủng ái" nhất, sau đó là tiếng đức, và pháp. (dỹ nhiên theo 1 góc nhỏ mình nhận thấy trong khuôn khổ mình đi loanh quanh tại đây). do là tại Ý đang có 1 trào lưu mạnh mẽ học tiếng Anh. Nên ai nói dc tiếng này sẽ dc "mời" nói chuyện, (do họ muốn thực hành). :) nhiều giáo sư của mình ở đây 2, 3 năm ko nói dc tiếng Ý tròn câu, vì đi đâu cũng "bị bắt" nói tiếng Anh. :p nhiều khi họ buộc phải insist, họ nhất quyết nói tiếng Ý để practice tiếng Ý. :p Những người mình quen toàn muốn nói tiếng Anh, mà nói thật, mình ko muốn, vì tiếng Ý mình chuối quá! ở nhà đã nói tiếng Anh, nhiều khi chat với bạn bè người Việt nhưng cũng ghi tiếng anh (1) cho tiện, 2) nhiều từ về y dược, khoa học, sinh học ... mình ko biết tiếng Việt, hoặc nếu dùng tiếng Việt thì phải suy nghĩ; ko phải là quên, mà là lâu quá ko dùng thì bất thình lình ko nhớ, hoặc có nhiều từ mình chưa từng học bằng tiếng Việt, mà học thẳng tiếng anh, thì mình ko biết tiếng Việt hiện tại họ dịch là cái gì! không phải chảnh chẹ, mình ko thuộc dạng người đi nước ngoài 2, 3 năm rồi vờ nói lớ tiếng Việt, hoặc vờ ko nhớ - dù nhớ rành rành ra! mà thật lòng dùng tiếng anh nhiều nên nó đâm ra tiện! hoặc có nhiều topic mình thấy thoải mái hơn khi dùng tiếng Anh ví như: sex, giới tính, chính trị, kinh tế - vì hồi ở VN chính trị bị ngu dân, có biết cái quái gì các từ này đâu, qua đây mới dc khai sáng đó chớ!) Nhìn chung đã dùng tiếng Ahnh quá nhiều, quá mức quy định (ở 1 nước nói thứ tiếng khác tiếng Anh), nên ra ngoài, mình muốn nói tiếng Ý để quen miệng, để phát âm tròn trịa tự nhiên hơn. Khi người ta kêu mình nói tiếng anh, mình ko thích! :(
--------------------------------
HÔm nay muốn làm trân châu, cũng muốn làm bánh ít chần nhân đậu xanh. Rảnh rảnh là thích chui vô bếp.
vừa phát hiện ra, hay chính ra anh bạn là giáo sư trường đại học, ảnh giải thích là: học hàm PhD tiến sỹ là như 1 khóa học, cứ muốn học thì trả tiền làm luận văn tiến sỹ (ở Ý học tiến sỹ mắc!), ko cần ai đỡ đầu gì hết. Sau đó, muốn có học hàm Giáo sư professor, cứ việc thi (làm đề tài nghiên cứu rất khó gì gì đó), và khi đã nhận dc cái học hàm giáo sư, thì nó chỉ kéo dài trong 5 năm, trong khoảng thời gian đó, phải viết 1 số XYZ đề tài nghiên cứu gì đó, nếu ko viết đủ số thì mất học hàm giáo sư. những học hàm này ko liên can đến việc dc nhận vao trường đại học làm việc. riêng nếu muốn làm cho trường đại học, thì buộc phải có 1 giáo sư đỡ đầu cho, và sẽ có chức là researcher. dù công việc ko thua gì 1 giáo sư đứng lớp, chỉ là cấp bậc trong công việc thôi. Nhiều người chức là researcher nhưng học hàm giáo sư. NHƯNG họ ko có chức giáo sư nếu trường ko có chỗ, hoặc ko dc promote.
Nghe chữ "đỡ đầu" thì dội ra đúng hem? nhưng điều này ko lạ! đây là 1 cái norm (bất thành văn) từ thời xa xưa hơn ngàn năm trước. Các nước khác mình không rõ, nhưng ở Anh nó cũng y như vậy, giáo sư đại học là 1 nhóm kín, bạn chỉ có thể dc làm, khi bạn dc nhận vào group :( có mối quan hệ :( và bạn phải rất active, đòi hỏi nhiều yếu tố.
Nghe hơi buồn, nhưng nhờ quen dc nhiều người, nên dc khai sáng, và ko cảm thấy "căm phẫn" nước Ý như nhiều người vẫn làm. ;(
hôm nọ đi anh về kể cho 1 người bạn là ở Anh museums miễn phí, chưa kịp nói xong, người kia nói "thấy hem, nước người ta như vậy, nước này như shit" , mình chột dạ nói "ko phải, 1) nước Ý kinh tế chưa bao giờ là hạng 1 thế giới, ko thể so với 1 nước quá giàu về kinh tế, giàu 1 cách lâu đời! 2) họ miễn phí, vì các thứ trong đó là do họ "ăn cắp" từ thuộc địa xưa, các thứ ko phải của họ, thì họ ko dc thu phí, làm mất mặt quốc thể! Chứ Ý có thuộc địa nào đâu mà ăn cắp mang về chưng, hay chính ra, Ý còn bị ăn cắp! những thứ trong bảo tàng phải có tiền để tu dưỡng, và rất rất đắt, tiền đâu cho free. Nó là tài sản quốc gia, họ có tiền thu phí!
Cũng hôm nọ người kia nói nước gì như cức, ở 100 năm, ko xin dc quốc tịch. Xin mời qua Đức rồi quay lại Ý xin quốc tịch! Đức xin quốc tịch khó hơn Ý nhiều! vậy heng! qua Sweden, ko có quốc tịch là ko dc học đại học miễn phí! Vậy đi heng! :(
Nhiều khi ngồi 1 chỗ lâu quá, ko đi đâu ngoài mỗi 1 nơi trên núi hàng năm, trong 20 năm chỉ đi đúng nơi đó, lên án facebook, online friends, cũng ko đọc sách báo nhiều, nên đâm ra có cách nhìn ... quá lỗi thời. :(
Có người nói "sao mày cam chịu vậy, sống trong 1 đất nước tồi tàn vậy?" Vậy giờ đi đâu? ai chứa tui? về VN hả? qua Mỹ cho healthcare miễn phí và học miễn phí là qua liền! họ có cho hem?? Mà suy cho cùng, nước nào là thiên đường vậy bà con? nếu cứ sống 1 nơi, nhìn nơi khác, thì sẽ ko bao giờ có thiên đường... thiên đường của tui thi thoảng có job kiếm tiền lẻ, đủ tiền mua 1 thùng đồ ăn 17 kg :p con muốn ăn cà rem thì có tiền mua, tích cóp để mùa hè cho con đi summer camp, nhà hư hỏng thì đủ tiền mua khi cần là dc. dòi hỏi nhiều quá, nhìn cao quá sẽ mỏi cổ lắm! mà tui thì lại bị cervical pain (xoang sàng) kinh niên! :( Chịu thôi. tui cố nhìn ngang nhiều, thi thoảng nhìn xuống, cũng có khi nhìn lên 1 xíu để giãn cái cơ cổ 1 xíu là dc! :)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét