Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ trên thế giới cho thấy mật độ chất khoáng trong xương (viết tắt là MĐX) của người ăn chay tương đương MĐX người ăn mặn.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua nói lên ăn chay có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến “hiện đại hóa” như: tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, ung thư. Chế độ ăn chay sử dụng nhiều rau quả, ít chất béo và cholesterol hơn chế độ ăn mặn.
Trong nghiên cứu trên 47.000 người Mỹ, nhóm ăn chay mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhóm ăn mặn 20%, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não 22%.
Một nghiên cứu khác trên 26.000 người Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn người ăn mặn 25% vì chế độ ăn chay có chỉ số đường thấp, do đó nó như là một phương pháp thực dưỡng cho người đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết.
Trong một nghiên cứu của các khoa học gia ở Na Uy về ăn chay ảnh hưởng bệnh viêm thấp khớp theo dõi nhóm ăn chay và nhóm ăn mặn trong 12 tháng cho kết quả bệnh viêm thấp khớp của nhóm ăn chay giảm rõ rệt, còn nhóm ăn mặn không thay đổi đáng kể. Dù cơ chế ăn chay ảnh hưởng đến bệnh viêm thấp khớp chưa được hiểu rõ, nhưng nghiên cứu trên khẳng định thực dưỡng ăn chay có lợi cho nhóm bệnh lý này.
Xét về tỷ lệ béo phì trong dân số nước ta ngày càng tăng, trong nghiên cứu tại Tp.HCM, cứ 3 người trên 40 tuổi thì có 1 người béo phì, tỷ lệ béo phì là 25%. Khi với xu hướng hiện đại hóa, người dân ăn nhiều đạm động vật, thức ăn nhanh, đồ béo ngọt, thực phẩm tẩm ướp nhiều phụ gia, màu tổng hợp, dầu mỡ thì tỷ lệ béo phì ngày càng tăng. Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đái tháo đường. Khi tỷ lệ béo phì tăng sẽ kéo theo nhiều bệnh lý đi kèm, dẫn đến nhiều gánh nặng cho gia đình và y tế, xã hội. Chế độ ăn chay cung cấp nguồn năng lượng thấp, tiêu hao năng lượng dư thừa tích lũy được khuyên áp dụng điều trị cho bệnh lý béo phì.
BS. Trần Thị Hạnh ( Khoa hoc Pho Thong )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét